Li Zhengda, trợ lý giáo sư tại Khoa Y tế và Dinh dưỡng tại Đại học Khoa học và Công nghệ Fuying, Đài Loan (Trung Quốc), đã tiến hành kiểm tra đũa và phát hiện hàm lượng vi khuẩn trong đũa gỗ, đũa tre, đũa giả sứ sau khi vệ sinh vẫn vượt tiêu chuẩn (200 đơn vị).
Ảnh minh họa
Theo đó, hàm lượng vi khuẩn của đũa gỗ đã rửa là 660 đơn vị, cao gấp 3,3 lần so với giá trị tiêu chuẩn. Riêng đối với đũa tre có rãnh, lượng vi khuẩn thậm chí còn cao hơn là 13.000 đơn vị sau khi đã được làm sạch, cao gấp 37 lần so với con số 350 đơn vị của đũa tre thông thường. Nếu quy ra đơn vị vi khuẩn thì mỗi gam chứa khoảng 1 tỷ vi khuẩn, đũa tre có rãnh bẩn gấp 7 - 8 lần bệ toilet.
Thói quen vệ sinh đũa sai cách
Lăn bó đũa qua lại trong lòng bàn tay dưới vòi nước có thể là cách rửa đũa của nhiều người nhưng các chuyên gia cho rằng đây không phải là cách rửa đũa triệt để. Nếu trên đũa có hoa văn thì chất kim loại nặng dùng để cố định màu sẽ rơi ra do ma sát. Trong khi đó, nếu đầu đũa có thiết kế rãnh, chà qua chà lại toàn bộ chiếc đũa sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn vết bám, bụi bẩn.
Ảnh minh họaLàm thế nào để rửa đũa đúng cách?Rửa sạch từng chiếc đũa riêng lẻ
Không lăn qua lăn lại toàn bộ chiếc đũa trong lòng bàn tay vì việc này sẽ không loại bỏ hoàn toàn chất bẩn. Dù là đũa được làm từ vật liệu nào cũng nên được làm sạch riêng lẻ, và nên dùng phần xốp của miếng cọ rửa để chải qua lại, đặc biệt là đũa tre và đũa gỗ.
Làm sạch bằng miếng bọt biển
Nếu dùng phần thô ráp của miếng cọ rửa hoặc cọ sắt chà mạnh sẽ để lại nhiều vết xước nhỏ trên đũa, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng ẩn náu.
Sử dụng phần bọt biển mềm mại để tránh làm hỏng đũa. Lau từng chiếc đũa cẩn thận để loại bỏ vết dầu và nước bọt.
Ảnh minh họaLàm sạch dọc theo các khe
Đầu đũa được thiết kế có rãnh và có vết lõm thì việc làm sạch dọc theo các khe đó sẽ giúp tăng cường khả năng làm sạch, loại bỏ vi khuẩn.
Đặt đũa ở nơi thoáng gió sau khi rửa
Sau khi rửa sạch, nên đặt đũa ở nơi thoáng gió cho đến khi ráo hết nước. Không nên đặt đũa vào ống khi chưa được làm khô, nếu không phần đũa ở dưới đáy ống sẽ dễ bị mốc và đen do ẩm lâu ngày.
Tránh sử dụng đũa có vết trầy xước hoặc vết đốm
Khi có vết xước hoặc vết đốm trên bề mặt đũa, hãy tránh sử dụng chúng. Nếu đũa gỗ, đũa tre có gờ dễ sinh sôi vi khuẩn, không nên sử dụng nữa.
Đối với những chiếc đũa còn tốt cũng nên khử trùng thường xuyên, mỗi tuần một lần để tránh vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Một khi đũa có dấu hiệu nấm mốc, hãy vứt chúng đi càng sớm càng tốt.
Để khử trùng đũa, đầu tiên cho đũa vào nồi nước lạnh, sau đó đun nước sôi, vớt đũa ra và để ráo. Sau đó, đặt đũa ở nơi thoáng gió cho khô trước khi cho vào ống đựng đũa.
Ảnh minh họaMột số loại đũa không nên vệ sinh bằng máy rửa bát
Đũa gỗ, đũa tre không nên dùng cho máy rửa bát. Lý do là vì vật liệu này có khả năng hấp thụ mùi và hơi từ những dụng cụ bẩn khác trong quá trình rửa. Hơn thế nữa, đũa gỗ hay tre dễ hút nước, dễ bị ẩm mốc và có thể làm lây lan vi khuẩn sang các vật dụng khác khi rửa chung trong máy rửa bát.
--> Dao, thớt, đũa... dùng bao lâu nên thay mới?
Phương Anh (Theo HK01)