VINAFPA vào Top 5 Hội quốc gia thành viên có kết quả cung cấp dịch vụ SKSS/SKTD cao nhất
Năm 2023, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của IPPF sau đại dịch Covid. IPPF khu vực Đông – Đông Nam Châu Á và Châu Đại Dương (ESEAOR) đã có các cuộc họp cấp khu vực tại Bali, Indonesia vào tháng 10 bao gồm Họp Giám đốc Điều hành và Diễn đàn Thanh niên khu vực.
Sự kiện đáng chú ý của các cuộc họp là bàn về những kết quả hoạt động năm 2023, xác định những cơ hội và thách thức trong thời gian tới và đặc biệt thể hiện sự đoàn kết và nỗ lực cống hiến. 95 đại biểu năng động và lãnh đạo thanh niên đại diện cho 24 Hội quốc gia thành viên trong Khu vực đã hội tụ từ ngày 16 đến 18 tháng 10 với chủ đề: "Hội tụ để thay đổi” và “Diễn đàn thanh niên khu vực".
Để có tác động trong một thế giới đang thay đổi, IPPF và các Hội quốc gia thành viên cần phát triển hơn nữa. Đây cũng chính là bản chất của “Chiến lược 2028 của IPPF”: Chuyển đổi IPPF để bảo vệ một cách hiệu quả các Quyền về Sức khỏe Sinh sản và sức khỏe tình dục (SRHR) cho những đối tượng thiệt thòi, tập trung mạnh vào việc chăm sóc lấy con người làm trung tâm, thúc đẩy chương trình nghị sự về tình dục, thúc đẩy sự đoàn kết để thay đổi và nuôi dưỡng liên đoàn.
Bà Tomoko Fukuda, Giám đốc khu vực IPPF ESEAOR, đã tạo dấu ấn cho sự kiện quan trọng này bằng lời kêu gọi vang dội "Gom sức mạnh cùng nhau" và bắt tay vào một hành trình táo bạo, hướng tới tương lai để giải quyết trực tiếp những thách thức mới. Chiến lược hoạt động cua IPPF ESEAOR hướng tới năm 2028 đã vạch ra một lộ trình và đích đến mới khá rõ ràng cho dù có thể còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Bà Tomoko Fukuda, Giám đốc khu vực IPPF ESEAOR: “VINAFPA ở Top 5 Hội quốc gia thành viên có kết quả cung cấp dịch vụ SKSS/SKTD cao nhất”Chiến lược tới năm 2028 của IPPF
Ông Casper Erichsen, Giám đốc Chiến lược và Kế hoạch IPPF Trung ương, sẽ triển khai sâu vào các cam kết chiến lược của IPPF và trách nhiệm chung trong việc thực hiện Chiến lược. Trong các cuộc thảo luận, các Hội quốc gia thành viên (MA) đã thảo luận về những thách thức, rủi ro và cơ hội liên quan đến chiến lược này. Những thách thức có thể phải đối mặt bao gồm ứng phó với các vấn đề về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, gia tăng các hạn chế đối với việc tiếp cận phá thai an toàn và yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng nhu cầu của cộng đồng LGBTIQ+, cùng với những lo ngại ngày càng tăng về nguy cơ cắt giảm tài trợ và các cuộc khủng hoảng nhân đạo do biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, giữa những thách thức này, những tia hy vọng và cơ hội tiềm năng đã xuất hiện. Các Hội quốc gia thành viên đã nhận ra triển vọng học hỏi lẫn nhau thông qua hợp tác Nam - Nam, tận dụng công nghệ truyền thông AI để phát triển và ủng hộ việc tích hợp toàn diện các nội dung chăm sóc SKSS/SKTD và Quyền vào công việc của mỗi Hội quốc gia thành viên. Những cuộc thảo luận này làm sáng tỏ bối cảnh và cơ hội phát triển các hoạt động vận động cho vấn đề SKSS/SKTD và Quyền nhằm giải quyết những thách thức cấp bách đồng thời tận dụng các cơ hội để thay đổi tích cực.
Trao quyền cho những người tạo ra sự thay đổi: Sự tham gia và lãnh đạo của thanh niên
Sự tham gia và lãnh đạo của giới trẻ chiếm vị trí trung tâm tại cuộc họp khu vực. Sự kiện này nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề Quyền và SKSS/SKTD của thanh niên trong khu vực và vạch ra lộ trình hành động cho Mạng lưới Thanh niên ở Đông - Đông Nam Á và Thái Bình Dương (YSNAP).
Diễn đàn đã tạo ra cơ hội để thanh niên thảo luận về vai trò, các ưu tiên và cam kết trong khu vực, từ đó hình thành một kế hoạch thiết lập và duy trì mạng lưới thanh niên toàn diện trong khu vực và cam kết chung nhằm thúc đẩy SKSS/SKTD phù hợp với Kế hoạch chiến lược của IPPF giai đoạn 2023-2028.
Wing Yin Ching, đại diện YSNAP, nhấn mạnh tầm quan trọng sâu sắc của sự tham gia có ý nghĩa của thanh niên, khẳng định: "Sự tham gia có ý nghĩa của thanh niên không chỉ là điều cần thiết; đó là nền tảng của sự đại diện toàn diện trong hoạch định chính sách, đảm bảo rằng tiếng nói của các cộng đồng bị thiệt thòi được lắng nghe và mối quan tâm đặc biệt của họ được giải quyết một cách hiệu quả trong việc phát triển các chương trình và dịch vụ SKSS/SKTD lấy thanh niên làm trung tâm”.
Bên lề Hội nghị, Bà Tomoko Fukuda, Giám đốc khu vực IPPF ESEAOR chia sẻ thêm: “Trong những năm gần đây, VINAFPA luôn giữ vững vai trò và vị thế quan trọng trong khu vực thông qua kết quả hoạt động ấn tượng hàng năm. VINAFPA luôn nằm trong Top 5 Hội quốc gia thành viên có kết quả cung cấp dịch vụ SKSS/SKTD cao nhất trong số 24 Hội quốc gia gia thành viên. Đặc biệt, dịch vụ liên quan đến Phá thai an toàn thì VINAFPA luôn chiếm vị trí dẫn đầu”. Việc thực hiện KHCL năm 2023-2028 sẽ đặt ra nhiều thách thức mới, đòi hỏi VINAFPA nói riêng và cả khu vực nói chung cần một sự thay đổi mạnh mẽ để bắt kịp su thế toàn cầu và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân về dịch vụ SKSS/SKTD”.
-> Chuyên gia IPPF: "Tình hình SKSS ở Việt Nam thể hiện một loạt sự tương phản khó hiểu"Lê Hoàng